Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI 2018



THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI VÀ THUẾ NHẬP KHẨU 2018

Hiện nay, rất nhiều loại trái cây được nhập khẩu về Viêt Nam. Bạn muốn nhập về để kinh doanh nhưng lại không biết thủ tục nhập khẩu như thuế nào? Thuế nhập khẩu là bao nhiêu?

Nay mình viết bài này nhăm giúp các bạn giải đáp những vấn đề trên:
Điều đầu tiên!!! Các bạn nên lưu ý là không phải trái cây nào, nước nào cũng được nhập trái cây về Việt Nam đâu nhé. Muốn biết được loại trái cây nào có thể nhập về thì bạn hảy lên web của Cục Bảo Vệ Thực Vât để kiểm tra nhé (điều này rất quan trọng, nếu không có thì không được nhập). Vì theo Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 BAN HÀNH DANH MỤC VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT; DANH MỤC VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT PHẢI PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI TRƯỚC KHI NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM. Theo đó, để nhập khẩu được trái cây vào Việt Nam phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật tại Cục Bảo Vệ Thực Vật, xin theo hợp đồng. (giấy phép có thời hạn 1 năm).

Sau khi kiểm tra trái cây mà bạn muốn nhập được phép nhập khẩu về Việt Nam thì ta tiếng hành xin phép kiểm dịch thực vật.

Okee!! Có được giấy phép, bạn cho hàng về. Khi hàng đến Việt Nam thì tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật với chi Cục kiểm dịch thực vật Vùng. Chứng từ yêu cầu để đăng ký kiểm dịch là Phitosanitary gốc của nước xuất khẩu. Tiến hành đưng ký trên hệ thống Một Cửa Quốc Gia, lấy mẫu tại cảng và có kết quả trong ngày, nếu “ĐẠT” lô hàng sẽ được thông quan kéo về kho.
Ngoài ra, trái cây là thực phẩm dùng cho con người nên phải kiểm tra an toàn thực phẩm song song với kiểm dịch thực vật khi làm thủ tục nhập khẩu. Thảm khảo Thông tư 12/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/03/2015 HƯỚNG DẪN KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU. Hihi...Bạn thấy hơi phức tạp rồi phải không!!! Đừng lo, vì Chi Cục kiểm dịch thực vật của Vùng, họ được Bộ NNPTNT phân quyền kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật luôn. Nên khi bạn làm đơn đăng ký kiểm dịch thực vật, đồng thời có thể đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu luôn nhé.

1/ Về TTHQ cần các chứng từ gồm: Invoice, Packing List, Bill of Lading, C/O (nếu có), Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

2/ Về thuế: Đối với mặt hàng trái cây tươi sẽ có Thuế VAT là 5% còn Thuế NK các bạn tham khảo Chương 08 nhé (các loại trái cây nhập nhiều Quả thuộc chi cam quýt (0805), Quả nho (0806), Các quả họ dưa (0807), Quả táo (0808))

 Nói tóm lại, để nhập khẩu được trái cây về Việt Nam thì: kiểm tra xem loại trái cây đó, của nước đó có được nhập về Việt nam hay không (nếu “ĐƯỢC”) - Xin phép kiểm dịch thực vật - Đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm - Lấy mẫu tại cảng (ĐẠT) - Thông quan lô hàng.

Tiện thể đây mình cũng nói qua tí xíu về nhiệt độ bảo quản khi nhập trái cây tươi về VN: Tùy theo tính chất của từng loại trái cây tươi nhập khẩu để ta điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Thường thì mặt hàng này thường bảo quảng ở nhiệt độ 0 - 6 độ C, độ ẩm 85 - 90%, nắp thông gió Mở. Mình có tổng hợp bảng nhiệt độ bảo quảng trái cây tươi các bạn tham khảo nhé (link)

Bài Viết nhằm chia sẽ cho các bạn kinh nghiệm để có thể nhập khẩu mặt hàng trái cây về Viêt Nam, nếu còn thắc mắc vấn đề gì thì các bạn liên hệ trực tiếp với mình để được tư vấn miễn phí nhé.

Nguồn Mr. Khắc A.N.T Shipping

Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89



Related Posts

0 nhận xét: